Tình hình năng lượng Việt Nam
- Nguyên Phạm
- Nov 10, 2016
- 4 min read
Hiện nay ở nước ta có 2 nguồn sản xuất điện năng chủ yếu là: thủy điện và nhiệt điện, thời gian gần đây một số dự án sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời được ứng dụng nhiều hơn, góp phần tạo thêm nguồn cung cấp điện năng.
Thủy điện (~72 nhà máy)
Ngành thủy điện không có chi phí cho nhiêu liệu, có mức phát thải thấp và có thể thay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải. Tuy nhiên, ngành có chi phí đầu tư ban đầu cao, thời gian xây dựng lâu và là nguồn bị động nhất, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.
Trong trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm, làm lượng tích nước tích trong hồ thấp hơn so với năng lực thiết kế, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện sản xuất của nhà máy. Ngoài ra, các thiên tai như lũ quét và mưa lớn có thể gây thiệt hại về đường xá và các công trình đê đập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửa chữa.
Ngành thủy điện luôn chiếm 35-45% trong tổng công suất phát của hệ thống điện Việt Nam qua các năm. Tuy nhiên trong năm 2010, mức đóng góp vào sảnlượng điện chỉ đạt mức khiêm tốn là 19% do tình trạng hạn hán kéo dài khiến các mực nước tại các hồ thủy điện xuống thấp kỷ lục.

(Danh sách các nhà máy thủy điện tại Việt Nam - cột bên trái thuộc tập đoàn EVN và JSC, bên phải BOT và IPPs)
## xin lỗi vì mình chỉ biết EVN là tập đoàn điện lực Việt Nam, còn những cái khác - JSC, BOT, IPPs mình không biết!
Nhiệt điện (~42 nhà máy)
Bao gồm những nhà máy nhiệt điện chạy bằng:
nhiệt điện khí (hay còn gọi là chạy bằng tuabin khí ?)
Có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong cơ cấu nguồn sản xuất nhiệt điện với tỷ trọng hơn 60% tổng công suất của nhiệt điện. Nguồn nguyên liệu để sản xuất ra điện là khí tự nhiên được mua lại từ Tập đoàn dầu khí và nhập khẩu, giá bán khí sẽ biến động theo giá dầu. Mặc dù nguồn khí tự nhiên nước ta khá dồi dào, tuy nhiên do giá thành sản xuất điện khí ở mức cao do đó mặc dù công suất của các nhà máy điện khí rất lớn nhưng tỷ lệ khai thác lại không cao. Các dự án nhiệt điện khí chủ yếu được quy hoạch tập trung ở khu vực miền Nam, nơi có nguồn cung cấp khí dồi dào từ Tập đoàn dầu khí.
nhiệt điện than
Đứng thứ 2 trong cơ cấu các nguồn nhiệt điện nước ta, nguồn nguyên liệu hiện nay toàn bộ được mua từ nguồn than đá trong nước của Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam với giá ưu đãi, trong tương lai cùng với sự phát triển của các dự án này thì nhiều khả năng nước ta sẽ phải nhập khẩu thêm nguồn than bên ngoài. Chi phí nhiên liệu để vận hành các nhà máy nhiệt điện than thấp hơn nhiều so với nhiệt điện khí khoảng 60% để đạt được cùng mức công suất và nhiệt lượng. Do đó nhiệt điện than là nguồn năng lượng được ưu tiên sử dụng thậm chí hơn cả thủy điện do tính ổn định.
nhiệt điện dầu
Các nhà máy nhiệt điện dầu thường được xây dựng chung trong tổ hợp các khu nhiệt điện khí, dầu như khu tổ hợp điện dầu khí Phú Mỹ, do chi phí sản xuất điện cao nên nhiệt điện dầu chỉ được khai thác nhằm bù đắp lượng điện thiếu tức thời, do đó đóng góp trong cơ cấu nhiệt điện của nhóm này là thấp.

(Danh sách các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam và một số loại khác - cột bên trái thuộc tập đoàn EVN và JSC, bên phải BOT và IPPs)
Năng lượng tái tạo (NLTT)
Hiện nay các nguồn năng lượng này đang được chú trọng phát triển đáng chú ý là các dự án về phong điện (Bình Thuận) và điện mặt trời. Theo đề án quy hoạch điện VII mà EVN đã trình Bộ Công Thương thì trong tương lai ngoài phát triển các nguồn điện truyền thống như thủy điện, nhiệt điện, các nhà chuyên môn đã và đang tính đến phát triển điện nguyên tử, năng lượng mới, năng lượng tái tạo với tỷ trọng nhất định trong hệ thống điện.
Cơ cấu nguồn năng lượng ở VN tính đến 2015

Đánh giá ưu nhược điểm và góc nhìn từ nhà đầu tư

Với chi phí cố định là chi phí xây dựng và bảo trì nhà máy trong thời gian khai thác, tổng chi phí phát điện trên kWh được tính như sau: (1 cent = 0,01 USD)

Giá điện hiện nay được tính khá phức tạp, theo giờ, mùa, định mức, ngoài ra còn có các mức phạt...
giá bán lẻ trung bình hiện nay 1.622,01 đồng/kWh ~ 7,3-7,5 cent.
Với chi phí các dự án điện như trên và giá bán điện quy định, dễ nhận thấy hiện nay chỉ có việc đầu tư vào các dự án thủy điện là có khả năng lợi nhuận cao.
Các dự án điện trong tương lai - dữ liệu 2015

##Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng đa phần từ báo cáo thường niên năm 2015 của tập đoàn điện lực Việt Nam EVN, báo cáo nghiên cứu ngành điện của phòng nghiên cứu chứng khoáng Phú Gia. Tính toán chi phí phát điện thay đổi theo giá nhiên liệu trên thị trường - bảng số liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Comments