"Vắc xin" ngừa chiến tranh - Bom nguyên tử
Khai thác năng lượng hạt nhân được bắt nguồn từ nhu cầu vũ khí hủy diệt trong thế chiến thứ II chống Phát-xít Đức. Lục địa mới - châu Mỹ nằm ngoài cuộc chiến, thâu tóm-lôi kéo hầu hết các nhà khoa học từ Ý, Ba Lan, các nước châu Âu...phát triển khoa học kỹ thuật và các ngành công nghiệp nặng vượt trội, sau này mới tham gia phe đồng minh chống phát-xít.
Bom nguyên tử của Hoa Kỳ
Châm ngòi là dự án Mahattan do Hoa Kỳ thực hiện với sự giúp đỡ của Anh và Canada (1942-1946). Dù chiến thắng đã nghiêng phe đồng minh nhưng Hoa Kỳ đã đặt dấu chấm hết cho chiến tranh thế giới thứ II với sức mạnh áp đảo về quân sự - vũ khí hạt nhân - bom phân hạch:
##Ngoài lề: sức công phát/đương lượng nổ 1 kiloton ~ sức nổ của 1 nghìn tấn thuốc nổ TNT
“Little Boy” - quả bom nguyên tử đã được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật – (U-235), vào ngày 06/08/1945 có đương lượng nổ 13 kiloton.
"Fat Man" - quả bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki – (Pu-239) , vào ngày 09/08/1945 có đương lượng nổ 21 kiloton.
## Xem thêm: "Uranium - Nhiên liệu của thế kỷ XX (Phần 4)"
Bom nguyên tử của Xô Viết
Ngay sau sự kiện chấn động đó, giai đoạn từ 1945-1951 Liên Xô cũng phát triển công nghệ bom hạt nhân (bom phân hạch sử dụng U-235 và Pu-239) cho riêng mình, lần lượt là các thế hệ RDS-1, RDS-2 (đương lượng nổ 38 kiloton)...với kích thước ngày càng gọn nhẹ, nhưng sức công phá ngày càng tăng.
Dưới dự chỉ đạo của Kurchatov từ năm 1948 Xô Viết bắt đầu phát triển bom hydro (bom nhiệt hạch), loại bom được cho rằng có sức công phá 20 lần so với một quả bom phân hạch. Quả bom hydro đầu tiên RDS-6S của Xô viết (cũng là đầu tiên của thế giới) được thử nghiệm vào tháng 8/1953 với sức công phá lên đến 400 Kiloton.
30/10/1961 tại quần đảo Novaya Zemlya (Liên Xô) diễn ra vụ thử nghiệm bom nguyên tử lớn nhất trong lịch sử loài người "Tsar Bomba" (hiệu AN602) - bom hydro (nhiệt hạch) có đương lượng nổ ~57 megaton = 57 000 kiloton = 57 000 000 tấn thuốc nổ TNT.
## Xem thêm: "Kurchatov - cha đẻ bom nguyên tử Xô Viết"
"Tsar Bomba" là tiếng còi báo động cho sức hủy diệt kinh hoàng của vũ khí hạt nhân, nhưng cũng chính là sự khẳng định sức mạnh quân sự áp đảo của Liên Xô thời bấy giờ - của Nga cho đến ngày nay. Có thông tin cho rằng chính nhờ vụ thử nghiệm này mà nước Nga vẫn bình yên trong suốt 55 năm qua, dù chịu chiến tranh lạnh và các lệnh trừng phạt từ phía các cường quốc khác.
## Xem thêm: "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân 1/6/1968"
Từ các năm 2006-2016 Triều Tiên liên tục thực hiện thành công 5 vụ thử bom nguyên tử, vụ gần đây nhất 09/09/2016 có sức công phá 30 kiloton. (List of nuclear weapons tests of North Korea). Mặc cho các nước trên thế giới kịch liệt phản đối, nhưng Triều Tiên vẫn không dừng các dự án phát triển bom nguyên tử và công nghệ làm giàu uranium của mình - được xem như một cách hiệu quả để răng đe Trung Quốc.
Trữ lượng vũ khí hạt nhân của các nước trên thế giới (đầu năm 2012). Video được làm cách đây 3 năm (2013) và đa phần nói về bom phân hạch.