top of page

Thông tin chọn lọc về dự án điện hạt nhân tại Việt Nam

Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn!

Tổng quan

Việt Nam đã từng xem xét đến vấn đề năng lượng hạt nhân từ năm 1995 và có đề xuất chính thức vào năm 2006. Chính phủ Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với Nga và Nhật cấp kinh phí và trợ giúp xây các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I,II với tổng công suất hơn 4500 MW.

  • Công nghệ Nga với 2 tổ máy VVER-1200 MW

  • Công nghệ Nhật với 2 tổ máy Atmea1 - 1100 MW

Dự kiến đến năm 2030 nâng tổng công suất điện hạt nhân tại VN lên đến 10.000MW.

Bảng kế hoạch dự kiến: (số liệu từ www.world-nuclear.org)

Khó khăn và thử thách (tapchitaichinh.vn)


Là một quốc gia bắt đầu chương trình điện hạt nhân, Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, lớn về quy mô và đầu tư, đặc biệt về bảo đảm an toàn và an ninh, thời gian chuẩn bị (10-15 năm) và xây dựng (5-6 năm) dài, mang tính rủi ro cao. Trong khi đó chúng ta chưa có kinh nghiệm trong quản lý, triển khai dự án điện hạt nhân. Ngoài ra cơ sở hạ tầng cần thiết còn đang ở mức độ thấp, thiếu về nhân lực, hệ thống pháp luật và các ngành công nghiệp liên quan.Vì vậy đòi hỏi chúng ta cần chuẩn bị trong thời gian dài.


Nhiệm vụ khó khăn và cấp bách hiện nay là vấn đề nhân lực để xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân. Chúng ta còn phải chuẩn bị kĩ càng cho việc đảm bảo an toàn nhà máy từ khâu xây dựng đến vận hành lâu dài. Vấn đề về chất thải phóng xạ cũng cần được xem xét thận trọng.

Chuẩn bị từ Việt Nam

Công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải tiến hành trong một thời gian dài, đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của công chúng. Để từng bước tháo gỡ những vướng mắc, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã rất khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho triển khai các nhà máy điện; tăng cường năng lực quản lý các nhà máy điện; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ...


Bên cạnh đó, chúng ta cũng rất tích cực tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước có công nghệ hạt nhân tiên tiến. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ hợp tác song phương với một số quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thông qua các chương trình này, từ năm 2010 đến nay, hàng trăm lượt sinh viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi đào tạo chuyên ngành điện hạt nhân Liên bang Nga. Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng gửi 24 kỹ sư sang Nhật Bản đào tạo cán bộ chủ chốt cho các nhà máy điện hạt nhân.


## Ngoài lề Lò nước nhẹ áp suất cao VVER-1200 (PWR) là mẫu "nâng cấp" của VVER-1000, tăng công suất điện lên 20% và nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể xin tham khảo ở những bài viết sau.

(một bộ phận quan trọng bên trong lò hạt nhân)

## Giới thiệu App

Về thiết kết nhà máy điện hạt nhân VVER-1200 mời bạn đọc tải về ứng dụng miễn phí của tập đoàn ROSATOM:

  • Bước 1: download phần mềm "Russian-designed NPP" có cả trên IOs và Android

  • Bước 2: in bản vẻ đính kèm (in màu hoặc trắng đen đều được, mọi kích thước) hoặc có thể mở ngay trên màn hình máy tính - Marker

  • Bước 3: mở apps và hướng camera vào Marker, mô hình 3D nhà máy điện hạt nhân VVER-1200 sống động - một trải nghiệm thú vị

Được quan tâm
Cấu trúc lò phản ứng VVER
Bài viết gần đây
bottom of page