Giấc mơ năng lượng mặt trời và bài toán kinh tế
Việc khai thác - chuyển hóa những nguồn năng lượng tự nhiên (ánh sáng mặt trời, sức gió…) thành điện năng để sử dụng là hoàn toàn có thể. Đã có nhiều nước phát triển trên thế giới đã đưa vào khai thác quy mô lớn những dạng năng lượng tự nhiên này:
Sân golf năng lượng mặt trời tại Nhật Bản – xem tại genk.vn
Cánh đồng năng lượng gió lớn nhất châu Phi – xem tại vtv.vn
Tại Việt Nam một số “nhà có điều kiện” đã hoặc có kế hoạch sẽ đầu tư cho mình một hệ thống năng lượng mặt trời. Mặc dù chi phí đắt đỏ, thiết bị cồng kềnh, công suất chưa cao, đòi hỏi không ít sự hiểu biết và kiến thức…nhưng với hy vọng sử dụng một nguồn năng lượng sạch, độc lập, miễn phí nên đã mạnh dạng đầu tư. (Có thể tham khảo bài viết về những ưu điểm hệ thống năng lượng mặt trời tại nangluongtieudiem.com)
Bài toán kinh tế hệ thống năng lượng mặt trời
Mình xin đưa ra một bài toán tính chi phí của một hệ thống điện mặt trời (số liệu mình đưa ra có tham khảo bài viết này vuphongsolar – Công ty năng lượng mặt trời Vũ Phong): hệ thống năng lượng mặt trời (sử dụng trong 30 năm) cho hộ gia đình sử dụng những thiết bị điện: (*)
4 bóng đèn compact tiết kiệm điện (7 giờ làm việc)
1 máy radio/catsete (7 giờ làm việc)
2 quạt bàn (7 giờ làm việc)
1 tivi (8 giờ việc)
1 nồi cơm điện
1 tủ lạnh (24/24)
1 máy lạnh công suất 1HP – 2HP (7 giờ làm việc)
Với nhu cầu sử dụng điện như trên thì cần phải đầu tư một hệ thống có công suất 3kW với giá 10.000 USD. Thời gian sử dụng của hệ thống khoảng 30 năm. Trong 30 năm này hệ thống điện mặt trời gần như không hư hỏng, chỉ có ắc quy , bộ điều khiển và bộ biến thế cần thay mới, cụ thể:
10 ắc quy – thay 5 lần (5 năm thay một lần) – 150 USD mỗi chiếc
Bộ biến thế (100 USD) và bộ điều khiển (50 USD) thay 2 lần (10 năm thay 1 lần)
Tổng chi phí cho hệ thống này rơi vào khoảng 12.000 USD – 270tr VND chưa tính tiền sử dụng điện dân dụng vào những ngày không có nắng và nhu cầu vượt công suất hệ thống, chia ra cho 360 tháng (30 năm) tính được chi phí hàng tháng: 750 k/tháng.
Bỏ ra 750k/tháng nhưng chỉ có thể sử dụng những thiết bị ở mục (*), kèm theo hệ thống thiết bị cồng kềnh, công suất thấp…liệu có đáng để đầu tư một hệ thống như thế?
Khai thác năng lượng tự nhiên hoàn toàn miễn phí, hoạt động một cách độc lập, tương đối ổn định và đặt biệt hoàn toàn miễn phí. Nhưng chi phí để sở hữu một hệ thống như vậy là quá đắt đỏ, và thật sự giá trị sử dụng chưa cao.
Góc nhìn từ doanh nghiệp
Theo mình, đứng từ góc nhìn của một doanh nghiệp – EVN (Tập đoàn điện lực VN) trong tương lai gần sẽ không đầu tư cho dự án khai thác năng lượng tự nhiên đắt đỏ, lợi nhuận ít/thậm chí chỉ vừa đủ lấy vốn, công suất thấp, không tạo được công ăn việc làm và giá trị thặng dư…
Giải pháp quy mô cho an ninh năng lượng:
Nhà máy thủy điện mỗi tổ máy có công suất trên dưới 700MW, tổng công suất quyết định bởi lưu lượng nước, thể tích hồi chứa nước. Thủy điên Sơn La với tổng công suất 2400MW là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất VN. (thời gian sử dụng 70-80 năm)
Nhà máy nhiệt điện cho công suất trên dưới 600 MW mỗi cho 1 tổ máy. Nhà máy nhiệt điện có có thời gian sử dụng 60 năm.
Nhà máy điện hạt nhân VVER (PWR) theo công nghệ Nga cho công suất một tổ máy 1000 MW (model cũ) hoặc 1200 MW (model mới - dự kiến sẽ có 2 tổ máy này tại Ninh Thuận) có thời gian sử dụng 50-60 năm.
Xem thêm bài viết "Giới hạn kỹ thuật của các nhà máy điện"